Cây Cát Lồi vị thuốc quý điều trị đau nhức xương khớp hữu hiệu
Nội dung chính [Hiện]
Làm sao để trị bệnh xương khớp hiệu quả? Đó là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Người bệnh đã quá ngán ngẩm với việc sử dụng thuốc Tây, bệnh giảm rồi lại tái phát, bệnh không hết mà còn gây loét dạ dày, chức năng gan suy giảm. Vậy tại sao bạn không chuyển qua dùng thuốc Nam. Cây Cát Lồi được xem là “sát thủ” trị đau nhức xương khớp hữu hiệu nhất hiện nay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu khả năng của thảo dược này ngay sau đây!
Hình ảnh cây cát lồi
Thông tin về cây cát lồi
Cây Cát lồi có tên khoa học là Costus speciosus, thuộc họ Mía dò (Costaceae). Trong dân gian chúng được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như cây mía dò, cây đoạt hoàng, cây đọt đắng và cây tậu chó, củ chóc… Thông thường tên gọi của thảo dược đều bắt nguồn từ đặc điểm hoặc mùi vị của cây.
Cát lồi là thảo dược thân mềm, xốp, mọc thẳng và ít phân nhánh. Chiều cao của chúng thường rơi vào khoảng 1 đến 2m. Phần thân rễ phát triển to lên và thường được xem là phần củ của cây. Những chiếc lá mọc so le, đều nhau theo hình xoắn ốc từ gốc cho tới ngọn. Bao phủ bên ngoài các bẹ lá là lớp lông mịn, nhỏ. Lá cát lồi hình nang trứng, phiến lá dày, dài và hẹp bề ngang. Có các gân chìm trên bề mặt lá. Bắt đầu từ tháng 6 hằng năm, hoa cát lồi thi nhau đua nở. Hoa thường có hai màu chính là trắng và đỏ tía. Sang tháng 9 thì cây bắt đầu kết quả. Quả cát lồi dạng nang, bên trong chứa nhiều hạt màu đen, nhẵn bóng.
Cây Cát lồi là thảo dược mọc hoang, thường mọc thành các khóm lớn. Chúng thích những nơi nhiều ánh sáng, đất ẩm ướt và tơi xốp, nhiều mùn. Thế nên có nhiều ở các vùng nhiệt đới châu Á. Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực có sự phân bố rộng rãi nhất. Ở nước ta, cây cát lồi ít khi tìm được ở đồng bằng mà thường được tìm thấy ở miền núi và trung du. Một số tỉnh có nhiều mía dò có thể kể đến là: Hòa Bình, Lạng Sơn, Lai Châu…
Bộ phận quý nhất trong cây cát lồi chính là củ của nó, ngoài ra phần cành và búp non cũng được dùng để làm thuốc. Mùa thu là thời điểm thích hợp nhất trong năm để thu hoạch cây thuốc. Thế nhưng nếu cần thì bất cứ thời điểm nào trong năm cũng có thể thu hoạch chúng. Cây cát lồi sau khi đem về sẽ được xử lý, làm sạch. Bạn có thể dùng dạng tươi và cả dạng khô. Dạng tươi thì sau khi làm sạch là đã có thể dùng, còn muốn bảo quản thì thái nhỏ thảo dược để phơi khô.
Tác dụng của cây cát lồi
Thành phần hóa học trong cây cát lồi
Không phải ngẫu nhiên cây cát lồi có thể chữa được bệnh. Điều đó dựa vào thành phần hóa học có trong chúng. Thành phần chiếm lượng lớn trong cây cát lồi chính là nước, với hơn 70%. Xếp sau đó là carbohydrat với hơn 66,65%, chất xơ 10,65%, tro 9,70%. Ngoài ra bản thân cát lồi còn có nhiều chất khác như Saponin Steroid, Diosgenin, Tigogenin,... Vậy với những thành phần hóa học quý giá như này cây mía dò có thể giúp chữa bệnh nào?
Cây cát lồi giúp điều trị đau nhức xương khớp hữu hiệu
Bệnh xương khớp là tên gọi chung cho nhiều cái tên nhỏ như: đau vai gáy, vùng thắt lưng, đau các đầu ngón tay, ngón chân, đau đốt sống lưng, đốt sống cổ, sưng tấy các khớp, thoát vị địa đệm, phong tê thấp… Càng về già thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Lúc này các khớp dần bị lão hóa, mô sụn khô trơ dễ gây tổn thương cho các mối khớp. Bên cạnh đó thì việc ngồi quá nhiều, lười vận động, cũng có thể gây bệnh. Làm việc nặng nhọc, sai tư thế, cơ thể béo phì khiến xương chịu trọng tải lớn trong thời gian dài cũng có thể là nguyên nhân… Hệ lụy thường thấy của bệnh chính là các cơn đau nhức âm ỉ kéo dài, gây khó chịu và mất ngủ mỗi đêm… Nếu đã dùng nhiều biện pháp mà tình trạng không cải thiện là mấy thì bạn nên tìm đến và sử dụng cây cát lồi nhé! Trong cây cát lồi chứa Diosgenin, chúng sẽ thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giúp việc di chuyển trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời các hoạt chất còn lại có trong thảo dược có khả năng chống oxy hóa giúp xương chắc khỏe.
Cây cát lồi giúp giải độc gan
Không ai có thể phủ nhận vai trò to lớn của gan trong cơ thể. Chúng là cỗ máy hoạt động với công suất cao, đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau. Một trong những nhiệm vụ tiêu biểu nhất chính là loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể theo đường tiết niệu. Thế nhưng nếu cơ thể tiếp nhận quá nhiều chất gây hại thì lá gan sẽ bị tổn thương, gây nóng gan, xơ gan… Một khi gan bị tổn thương sẽ kéo theo nhiều hệ lụy. Chẳng hạn như mụn nhọt nổi lên, vàng da… Tigogenin và saponin là hai chất có trong cây cát lồi có khả năng tiêu diệt độc tố trong gan. Vì vậy chúng vừa giúp gan hoàn thành nhiệm vụ vừa giúp bảo vệ lá gan khỏe mạnh.
Cây cát lồi giúp điều trị sỏi thận
Sỏi thận là quá trình tích tụ các chất cặn bã lâu ngày. Nếu không được điều trị kịp thời thì sỏi càng ngày càng lớn, gây đau và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Dùng cây cát lồi để đẩy sỏi ra ngoài một cách tự nhiên, an toàn đang được nhiều người áp dụng. Như chúng ta đã biết, trong cây cát lồi có hơn 70% là nước, thế nên chúng vô cùng lợi tiểu. Khi người bệnh sử dụng chúng thì các hoạt chất có trong thảo dược sẽ đánh tan sỏi nhanh chóng và đẩy ra ngoài cùng nước tiểu. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng cho các viên sỏi bé. Khi sỏi quá lớn thì chúng gần như không giúp được gì nhiều, bạn cần đến bác sĩ sẽ tốt hơn.
Không dừng lại ở những tác dụng trên, cây cát lồi còn có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau như: ho gà, cảm sốt, chữa mề đay, mụn nhọt, các vấn đề về tiểu…
Bài thuốc từ cây cát lồi
Bài thuốc chữa xương khớp từ cây cát lồi
Bạn cần chuẩn bị 50g cây cát lồi khô, đem rửa sạch lại với nước để đảm bảo rằng thảo dược đã được làm sạch. Sau đó cho chúng nấu cùng 1 lít nước. Khi nước sôi cạn đi một nửa thì tắt lửa. Chia thuốc thành hai phần để uống trong ngày.
Đó là cách sử dụng độc vị cây mía dò, bạn có thể kết hợp thêm một số có khả năng điều trị xương khớp như: cỏ roi ngựa, cây bướm bạc, rễ dâu tằm hay cỏ vòi voi… để tăng hiệu quả.
Bài thuốc trị viêm gan từ cây mía dò
Bài thuốc này cần bạn chuẩn bị nhiều nguyên liệu hơn một chút:
- Cát lồi khô 10g
- Nhân trần 15g
- Hạt dành dành 10g
- Lá bồ công anh 10g
- Nước 4 bát
Cho tất cả các thảo dược vào ấm, đổ hết nước vào. Sau đó cho lên bếp và đun sôi. Để sôi với ngọn lửa nhỏ, thấy thuốc còn lại ⅓ thì dừng lại. Uống sau bữa ăn sáng và ăn tối, cách bữa ăn 15 phút.
Bài thuốc trị mề đay, mẩn ngứa từ cây cát lồi
Bạn dùng khoảng 200g cát lồi khô, đun cùng 1 ấm nước cho sôi. Tắm rửa cơ thể sạch sẽ, sau đó dùng nước thuốc vừa đun được pha ấm để tắm. Thoa nhẹ dược liệu lên vùng bị mề đay, mẩn ngứa. Sau khi tắm dội lại với nước lạnh, dùng khăn bông thấm nhẹ, không nên lau khô vì vừa gây tổn thương cho da vừa làm mất hết tinh chất dược liệu bám trên da.
Lưu ý khi dùng cây cát lồi
Để cát lồi trở thành dược liệu tốt thì bạn phải sử dụng chúng đúng cách và đúng đối tượng:
- Không dùng cho người bị yếu sinh lý
- Mắm tôm, mắm tép. đồ uống có ga… không được kết hợp với cây cát lồi, chúng sẽ gây nên những tác dụng không mong muốn.
- Không có khuyến cáo nào ngăn sử dụng cái lồi cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Thế nhưng để đảm bảo an toàn bạn cần tham vấn ý kiến từ chuyên gia
- Tuyệt đối không tự ý tăng chỉnh liều lượng
- Dùng thuốc cần kiên trì, tránh “ dục tốc bất đạt”
- Dùng thuốc tại các cơ sở chất lượng, tránh mua phải dược liệu giả
Ở trên là toàn bộ thông tin về cây cát lồi mà chúng tôi muốn cung cấp tới quý bạn đọc. Nếu cảm thấy chúng hay và hữu ích thì đừng quên chia sẻ tới những người xung quanh nhé!