Cây ô rô trị bệnh gì? Trái ô rô trị mụn có tốt không

0

Nội dung chính [Hiện]

Ô rô là thảo dược được ứng dụng trong các bài thuốc giúp điều trị đau nhức xương khớp, ho, hen suyễn, vàng da… Một câu hỏi được nhiều người đặt ra liệu trái ô rô trị mụn có tốt không? Vậy ô rô là cây gì? Cách sử dụng ô rô như thế nào? Cần lưu ý điều gì khi sử dụng chúng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dược liệu này qua bài viết sau đây nhé!

Cây ô rô trong tự nhiên

Cây ô rô trong tự nhiên

Nhận biết cây ô rô trong tự nhiên

Có thể cai tên ô rô còn xa lạ với nhiều người, nhưng có thể bạn sẽ biết một trong những cái tên như: ngưu bàng, dã hồng hoa, cây ắc ó… Đây là thảo dược thuộc họ Cúc Asteraceael, có tên khoa học là Acanthus ebracteatus Vahl.

Ô rô là loài cây mọc hoang, có thể mọc ở trong rừng, ven suối, bờ sông… Cây ô rô không mọc đơn lẻ mà mọc từng bụi, tạo thành những bãi dài, rộng lớn. Dã hồng hoa được phân thành hai loại dựa vào đặc điểm và môi trường sống của chúng. Đó là ô rô cạn và ô rô nước. Trong đó ô rô nước là giống cây bản địa vùng Sri Lanka và Ấn Độ. Chúng chủ yếu được làm cây kiểng, trang trí nhà cửa, vườn tược. Loại dùng để làm thuốc chữa bệnh mà bài viết hôm nay muốn đề cập tới chính là ô rô cạn. 

Cây ô rô có thân hình khá nhỏ nhắn, chỉ cao khoảng 1,5m. Thân tròn, có màu xanh nhạt, thỉnh thoảng điểm thêm một vài chấm đen. Lá cây màu xanh đậm, hình mác, hai bên mép có răng cưa nhọn, có gai. Mọc đối nhau, sát thân và gần như không có cuống. Từ các nhánh hoa mọc ra, có bông màu trắng, cũng có bông màu màu tím pha hồng. Bên trong lớp cánh chính là phần nhụy và tràng hoa, chúng được bọc một lớp phấn và lông tơ. Mùa Xuân và mùa Thu là hai thời điểm hoa ô rô nở rộ mạnh nhất, hai mùa còn lại cũng có hoa nhưng chỉ rải rác. Quả ô rô tròn, nhỏ, thoạt nhìn trông chúng như những hạt cà phê. Xanh khi còn non và đỏ khi già đi. Phía trong lớp vỏ có 4 hạt dẹt.

Cây ô rô phân bố rộng rãi trên nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam của chúng ta. Miền Nam rất ít thảo dược này, chúng gần như tập trung chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung.

Thảo dược xanh tốt quanh năm, lúc nào cũng có thể thu hoạch. Thế nhưng mùa Thu được xem là khoảng thời gian cây có nhiều dưỡng chất. Vậy nên thu hoạch dược liệu lúc này để làm thuốc là tốt nhất. Sau khi đem thảo dược về sẽ tiến hành cắt bỏ rễ, cắt thành các đoạn nhỏ. Cho vào chậu lớn để rửa sạch, cần cẩn thận bởi gai thảo dược có thể làm bạn bị thương. Đem phơi hoặc sấy khô dược liệu để dùng.

Tác dụng của cây ô rô đối với sức khỏe

Ô rô là thảo dược nhiều chất nhờn, alcalid, tanin, hydroxyl và trierpenoidal,… Chúng là những chất hỗ trợ rất tốt cho việc chữa bệnh. Vậy cây ô rô có thể chữa những bệnh nào?

Cây ô rô giúp giảm đau xương khớp

Xương khớp đóng vai trò hết sức quan trọng cho việc di chuyển, vận động và làm việc của con người. Một khi chúng bị tổn thương sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới của sống. Những cơn đau nhức kéo dài, ê ẩm… khiến bạn khó chịu, mất ngủ khi về đêm. Bệnh có hình thành có thể do vấn đề tuổi tác, tai nạn, người bệnh bị béo phì hoặc làm việc nặng trong thời gian dài… Nhiều người cho rằng chúng chỉ là các cơn đau nhức bình thường không có gì đáng ngại. Thế nhưng thực tế nếu bạn không sớm điều trị sẽ khiến xương bị tổn thương trầm trọng, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Phương pháp trị bệnh xương khớp từ cây ô rô được nhiều người lựa chọn. Bởi chúng vừa lành tính, không tác dụng phụ vừa điều trị rất hiệu quả. Chất nhờn có trong ô rô chính là thành phần chính giúp cải thiện điều này.

Cây ô rô trị ngứa vùng âm đạo

Âm đạo là vị trí thường xuyên ẩm ướt nên dễ bị nhiễm khuẩn. Đồng thời việc vệ sinh hằng ngày cần phải sạch sẽ, vệ sinh đúng cách. Nếu không sẽ gây ngứa cho âm đạo. Một khi âm đạo bị viêm nhiễm thì chắc chắn chúng sẽ gây ngứa, khiến bạn khó chịu… và ảnh hưởng rất nhiều tới chuyện chăn gối. Để giải quyết tình trạng này chị em không nên bỏ qua cây ô rô. Đây sẽ là thảo dược giúp xử lý mùi hôi khó chịu, tiêu diệt vi khuẩn một cách hiệu quả. “ Cô bé” sẽ trở nên thông thoáng, tự tin hơn.

Cây ô rô tốt cho gan

Gan giữ một vị trí hết sức quan trọng trong cơ thể. Chúng giúp chuyển hóa các chất thành năng lượng cơ thể có thể hấp thu được. Đồng thời giúp thải các chất độc hại ra bên ngoài. Một khi gan bị tổn thương sẽ gây ra nóng trong, xơ gan, viêm gan… Ô rô được biết đến là thảo dược có khả năng thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Vậy nên khi gan của bạn gặp vấn đề thì đừng quên sử  dụng chúng. 

Trái ô rô trị mụn có tốt không?

Có nhiều ý kiến cho rằng lá ô rô trị mụn hiệu quả tốt hơn so với quả ô rô. Thực tế thì các dưỡng chất có trong quả ô rô cũng có công hiệu trị mụn không thua kém gì lá. Alcalid, tanin, hydroxyl và trierpenoidal… là những chất giúp tiêu viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Vậy nên chúng sẽ làm giảm vết sưng của mụn, giúp vết thương nhanh khô, liền da và hạn chế tối đa tình trạng sẹo cũng như thâm mụn. 

Không chỉ dừng lại ở những công dụng trên, cây ô rô còn là dược liệu giúp trị cảm, sốt, ho, viêm đường tiết niệu, thông sữa… và nhiều bệnh khác.

Bài thuốc trị bệnh từ cây ô rô

Bài thuốc trị vàng da, tốt cho gan

Nguyên liệu cần có là cây ô rô và vỏ cây quao nước, mỗi vị 500g. Xử lý sạch dược liệu, đem cắt thành các khúc nhỏ. Sau đó thực hiện theo các bước:

  • Sao vàng thảo dược. Phải hết sức chú ý khi sao để không làm dược liệu bị cháy, có mùi khét
  • Cho vào ấm nhôm, đun cùng 3 lít nước
  • Khi nước sôi cạn còn 1 lít thì tắt lửa, lọc lấy nước lần đầu
  • Tiếp tục thêm 2 lít nước vào ấm dược liệu đó, đun cho tới khi nước cạn còn 500ml, lần này lọc lấy nước lần hai
  • Đem trộn nước thuốc sau hai lần với nhau, thêm 400g đường trắng, khuấy đều rồi uống trong ngày

Bài thuốc chữa rong huyết

Chuẩn bị dược liệu:

  • Cây ô rô 30g
  • Hoa kinh giới 18g
  • Bồ hoàng 20g

Thực hiện bài thuốc như sau:

  • Đem cây ô rô sao vàng cùng giấm cho cháy đen
  • Hoa kinh giới và bồ hoàng sao vàng
  • Đem sắc cùng 800ml nước
  • Khi nước thuốc sôi cạn còn 300ml thì dừng lại
  • Chia thuốc thành các phần nhỏ rồi uống trong ngày
  • Nên kiên trì sử dụng trong vòng 1 tháng để thấy rõ tác dụng

Bài thuốc trị mụn từ cây ô rô

Bạn có thể dùng lá hoặc quả của ô rô để trị mụn. Chỉ cần dùng vài ngọ lá non, đem rửa sạch, sau đó giã nhuyễn rồi đắp lên vị trí mụn. Cố định trong vòng 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Mỗi tuần chỉ nên áp dụng 2 lần, không dùng quá thường xuyên gây ách tắc lỗ chân lông.

Lưu ý khi dùng cây ô rô

Tính tới thời điểm hiện tại chưa có thông tin nào giới hạn đối tượng sử dụng cây ô rô. Thế nhưng để đảm bảo an toàn sức khỏe bạn nên hỏi trước ý kiến của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng thuốc nếu nhận thấy bản thân có những dấu hiệu bất ổn thì nên dừng việc dùng thuốc và đến cơ sở y tế để kiểm tra. Ô rô là thảo dược tự nhiên nên thời gian phát huy tác dụng cũng tương đối chậm. Vậy nên đòi hỏi bạn phải hết sức kiên trì, chịu khó và nhẫn nại. Tránh nóng vội, chưa dùng đã từ bỏ.

Ô rô là thảo dược tốt, trị được nhiều bệnh mà giá cả vô cùng phải chăng. Bạn không nên bỏ qua một dược liệu quý như thế này nếu muốn có sức khỏe tốt hơn!