Đỗ Trọng - Tác dụng, cách sử dụng, ngâm rượu bổ can thận,
Nội dung chính [Hiện]
Nhắc đến đỗ trọng người ta nghĩ ngay tới thảo dược giúp bổ can thận, cải thiện sinh lý, trị đau lưng, tốt cho thai nhi… Vậy đỗ trọng có đặc điểm gì? Tác dụng và cách sử dụng đỗ trọng? Ngâm rượu đỗ trọng như thế nào là đúng cách? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về thảo dược này, hãy cùng theo dõi!
Đỗ Trọng
Giới thiệu về cây đỗ trọng
Tên gọi khác
Không chỉ có một cái tên mà đỗ trọng có rất nhiều tên gọi khác nhau: tư trọng, tư tiên, miên đỗ trọng, loạn ngân ty, diêm thủy sao, mộc miên… Đây là giống cây còn sót lại cuối cùng của họ nhà Eucummiaceae, danh pháp khoa học là Eucommia ulmoides Oliv.
Đặc điểm của cây đỗ trọng
Đây là loại cây thân gỗ lớn, sống lâu năm, cao từ 15 đến 20m. Đường kính thân dao động từ 30 đến 50cm. Thân có màu nâu xám, hoặc nâu vàng, hơi xù xì, bề mặt có nhiều vết nứt dọc. Cây có nhiều cành nhỏ, những chiếc lá mọc ra tại đây. Lá đỗ trọng thuôn dài, mọc cách nhau. Mặt trên của lá xanh đậm, mặt dưới lại nhạt hơn rất nhiều, có phần hơi bạc. Sống lá nổi rõ nét, các đường gân chạy song song ra hai bên mép lá. Khi còn non lá được phủ một lớp lông tơ, càng về già chúng càng nhẵn bóng hơn. Hoa đỗ trọng thuộc loại đơn tính, kích thước nhỏ, không có bao hoa, có ánh lục. Những bông hoa cái sẽ mọc ra từ nách lá, trong khi các hoa đực lại mọc thành từng chùm. Sau quá trình thụ phấn sẽ cho ra những quả dạng hình thoi, lỗi ở giữa và dẹt ở hai đầu. Quả đỗ trọng có màu nâu, bên trong chứa các hạt nhỏ dẹt.
Phân loại đỗ trọng
Tính tới thời điểm hiện tại, theo các nghiên cứu thì đỗ trọng có hai loại cơ bản là đỗ trọng bắc và đỗ trọng nam. Về cơ bản thì cả hai loại đều có vẻ ngoài tương đối giống nhau. Điểm khác biệt là đỗ trọng bắc giòn, dễ gãy, bên trong chứa nhiều nhựa trắng. Vị đắng và hương thơm thoang thoảng như mùi quế. Trong khi đó đỗ trọng nam dai và khó bẻ hơn nhiều. Chúng không có hương thơm đã thế vị còn nhạt và hơi chát. Loại dùng để chữa bệnh mà chúng ta đề cập tới hôm nay chính là đỗ trọng bắc.
Nơi phân bố cây đỗ trọng
Trung Quốc được xem là cái nôi của thảo dược này. Chúng di thực đến nhiều quốc gia trên thế giới và không thể không có Việt Nam của chúng ta. Hiện nay chúng chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía Bắc, vẫn chưa được trồng phổ biến.
Thu hoạch và sơ chế đỗ trọng
Bộ phận dùng để làm thuốc chính là vỏ cây. Chọn những cây càng nhiều năm tuổi càng tốt, thường là những cây trên 10 năm tuổi. Mùa hạ là mùa thích hợp nhất để thu hoạch. Không nên cưa bỏ toàn bộ cây mà chỉ cần lấy phần vỏ ngoài của chúng là được. Dược liệu đem về rửa sạch, luộc cùng nước sôi, sau đó dùng các dụng cụ để ép phẳng nó. Khi vỏ chuyển sang màu tím thì đưa dược liệu ra phơi nắng. Cạo bỏ lớp vỏ ngoài rồi cắt thành các miếng nhỏ.
Bảo quản dược liệu
Sau khi phơi khô cần cho đỗ trọng vào túi nilon hoặc hộp kín gió để bảo quản. Tránh để thảo dược ở những nơi ẩm ướt, có nhiều côn trùng, chuột bọ.
Tác dụng của cây đỗ trọng
Thành phần hóa học của đỗ trọng
Trong y học cổ truyền, Đỗ trọng được biết đến là vị thuốc hơi cay, tính ấm, uống vào có vị ngọt ở cuống họng. Chúng thường có mặt trong các bài thuốc giúp trị xương khớp, bổ gan thận, an thai… Nhận thấy hiệu quả của dược liệu nên các nhà nghiên cứu đã tiến hành tìm hiểu và phân tích chúng. Kết quả không ngoài dự đoán, đỗ trong mang trong mình nhiều dưỡng chất vô cùng quý giá.
- Gutta-percha,
- Pino-resinol-diglucosid,
- Acid geniposidic,
- Geniposid,
- Acid chlorogenic,
- Ulmoprenol,
- Aucubin,
- Albumin chất béo,
- Vitamin C,
- Nhiều tinh dầu và các muối vô cơ…
Đỗ trọng giúp bổ thận, tráng dương
Đỗ trọng được xem là “thần dược” cho quý ông, giúp cánh mày râu tăng cường sinh lực rất hiệu quả. Được biết các dưỡng chất có trong đỗ trọng sẽ cải thiện các vấn đề về tinh trùng như tinh trùng yếu, di tinh, mộng tinh. Hoặc nam giới suy giảm ham muốn, vội vàng xuất tinh cũng được xử lý. Sau khi dùng dược liệu cánh mày râu sẽ cảm thấy tràn đầy sinh khí, cuộc yêu trở nên viên mãn hơn.
Đỗ trọng giúp an thai
Quá trình mang thai người mẹ cần hết sức cẩn thận, từ việc ăn uống cho tới đi lại. Cũng không ít mẹ sức khỏe yếu, bất cẩn dẫn tới động thai, trụy thai. Chỉ cần dùng đỗ trọng uống mỗi ngày thì chắc chắn sức khỏe của mẹ sẽ tốt hơn và thai nhi cũng ổn định hơn. Ngoài ra đây cũng là vị thuốc chữa chứng quen hư thai (thai tầm 4-5 tháng là bị sảy).
Đỗ trọng giúp trị cao huyết áp
Cao huyết áp sẽ không đáng ngại nếu bạn sớm điều trị nó. Các thành phần có trong đỗ trọng giúp làm giảm nồng độ cholesterol trong huyết thanh. Từ đó làm giãn mạch, máu lưu thông trong các động mạch sẽ thuận lợi hơn, không còn tình trạng cao huyết áp.
Đỗ trọng giúp trị đau lưng
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau lưng, có thể do tuổi già, mang vác vật nặng, bị chấn thương… Để điều trị bệnh bạn nên dùng cây đỗ trọng. Chúng có khả năng kháng viêm hiệu quả, làm giảm các cơn đau.
Bên cạnh các tác dụng kể trên thì cây đỗ trọng còn giúp trị đau thần kinh tọa, đốt sống lưng, đi tiểu nhiều, tiêu chảy,...
Cách sử dụng cây đỗ trọng
Đỗ trọng sắc nước
Đây là cách được sử dụng phổ biến nhất. Thông thường bài thuốc này sẽ được kết hợp thêm các thảo dược khác để tăng hiệu quả. Mỗi bài thuốc trị bệnh khác nhau sẽ kết hợp các dược liệu khác nhau. Chẳng hạn như bài thuốc giúp chữa thần kinh tọa, đau lưng sẽ kết hợp như sau:
- Đỗ trọng, cam thảo và phòng phong mỗi vị 8g,
- Quế chi và tế tân mỗi vị 6g,
- Tang ký sinh, đảng sâm, và đương quy mỗi vị 12g.
Đem tất cả các dược liệu trên sắc cùng 600ml nước. Khi thấy nước thuốc cạn xuống còn một nửa thì dừng lại. Mỗi ngày dùng 1 thang, kiên trì áp dụng bài thuốc thì sau 1 tháng bạn sẽ thấy được hiệu quả rõ ràng của đỗ trọng.
Đỗ trọng ngâm rượu
Đây cũng là một trong những cách được nhiều người sử dụng.
Chuẩn bị:
- 500g đỗ trọng,
- Một củ gừng tươi
- 1.5 lít rượu trắng 40 độ.
Tiến hành ngâm như sau:
- Gừng tươi đem rửa sạch, giã nát rồi ép lấy nước cốt
- Đỗ trọng thái nhỏ, trộn đều với nước gừng rồi cho lên chảo để sao vàng. Sao cho tới khi các sợi tơ đứt hết là được
- Cho dược liệu sau khi sao vào túi vải mỏng và đem ngâm với rượu
- Rượu ngâm đỗ trọng chỉ cần 10 ngày là đã có thể dùng
- Trong ngày uống 3 lần, sau mỗi bữa ăn. Mỗi lần chỉ nên dùng 1 chén nhỏ là đủ.
Đây là bài thuốc chuyên sử dụng để tăng cường sinh lực, bổ thận, điều trị các bệnh về xương khớp và phong thấp rất tốt.
Đỗ trọng tạo thành viên hoàn
Ngoài việc chỉ sử dụng một mình đỗ trọng thì bạn nên dùng thêm các dược liệu khác. Đem tất cả các thảo dược tán thành bột mịn, cho thêm một chút mật ong. Sau đó vò thành từng viên nhỏ tầm 3g. Dùng chúng uống cùng nước ấm mỗi ngày.
Những lưu ý khi dùng đỗ trọng
- Không dùng đỗ trọng cho người mắc chứng khó đông, máu chảy không thông (chẳng hạn như người bị bệnh tiểu đường)
- Người âm hư, hỏa vượng tuyệt đối không dùng đỗ trọng
- Người từng bị kích ứng khi dùng thảo dược
- Nếu dùng thuốc cảm thấy không ổn, có các triệu chứng bất thường thì nên dừng lại.
- Cần mua dược liệu ở các nhà thuốc, cơ sở đáng tin. Tránh bị lừa mua phải đỗ trọng nam hay thảo dược pha trộn
Như vậy vừa rồi chúng tôi đã cung cấp các thông tin về cây đỗ trọng với bạn. Hy vọng chúng đáp ứng được các thông tin bạn đang tìm kiếm. Chúc bạn nhiều sức khỏe!